UY TÍN nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng CHẤT LƯỢNGđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm GIÁ HỢP LÝquyền lợi tối đa cho khách hàng
[tintuc]

Với bệnh lý xương khớp, hiện nay, có rất nhiều cây thuốc Đông y chữa bệnh đau xương khớp đã được phát hiện và ghi chép lại trong sách y học cổ truyền.

nhung-cay-thuoc-nam-chua-benh-xuong-khop-tot-nhat-hien-nay

Các bệnh đau nhức xương khớp thường gặp là đau chân tay, đau bả vai, đau nhức một bên cơ thể, đau nhức trong xương làm cho cơ thể chậm chạp, khó vận động,…Hơn nữa, đau nhức xương khớp còn ảnh hưởng đến thần kinh, gây mất ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Theo chia sẻ của BSCKI, giảng viên Nguyễn Xuân Xã công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết: Để khắc phục những triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể tìm hiểu các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp dưới đây:

1.Cây xấu hổ

Cây xấu hổ có thân nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là khi bạn chạm tay vào, lá sẽ cụp rủ xuống. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá.

Rễ xấu hổ có thể thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Cành lá thu hái xong có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Để chữa đau nhức xương khớp, bạn có thể lấy rễ cây xấu hổ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao lên cho thơm. Mỗi lần uống, lấy khoảng 20 – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống 2 lần trong ngày.

2.Cây cỏ xước

Cây cỏ xước là một cây thuốc nam mà trong Đông y gọi là ngưu tất nam. Cỏ xước là loại cây thân thảo, mọc hoang sống lâu năm, có thể cao đến 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng.

Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây (bao gồm cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Cây cỏ xước có tác dụng chống viêm rất tốt, mỗi ngày dùng 10 – 16g dạng nước sắc sẽ chữa được chứng sưng khớp gối, đau nhức gân cốt hay đau lưng,…

3.Đỗ trọng

Vỏ thân của cây đỗ trọng có màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy có những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ. Quả hình thoi dẹt, màu nâu.

Đỗ trọng là vị thuốc có tác dụng bổ gan thận, làm mạnh gân cốt, ngoài ra đỗ trọng còn được phối chế với nhiều vị thuốc khác để làm thuốc chữa bệnh.

Để chữa bệnh đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng, bạn có thể thực hiện như sau: Lấy 320g đỗ trọng, đan sâm 320g, xuyên khung 200g, tất cả thái vụn rồi ngâm với 1 lít rượu trắng. Sau 5 ngày thì dùng được, uống nóng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

4.Thổ phục linh

Thổ phục linh còn có tên khác là khúc khắc, là một loại dây leo sống lâu năm, thân dài 4 – 5m, có thể tới 10m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài.

Để làm thuốc, người ta thường lấy thân, rễ phơi hay sấy khô. Mỗi ngày dùng 10 – 12g sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác (tùy vào thể bệnh và cơ địa mỗi người).

Dùng 20g thổ phục linh, thiên niên kiện, đương quy mỗi vị 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống để chữa phong thấp, gân xương đau nhức.

5.Lá lốt

Lá lốt có nhiều công dụng cho xương khớp như giảm đau nhức, sưng viêm, chữa bệnh phong thấp rất hiệu quả. Để chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt, bạn chỉ cần phơi lá lốt trong bóng râm (tránh ánh nắng mặt trời) đến khi lá lốt héo thì cho vào nồi sắc cùng với nước trong khoảng 30 phút. Sau đó, lọc lấy phần nước, đợi nguội rồi uống sau bữa ăn tối.

Thầy Nguyễn Xuân Xã cũng lưu ý thêm, cây thuốc Đông y chữa xương khớp tuy hiệu quả nhưng có tác dụng chậm. Vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện, đồng thời phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng bất kỳ loại cây thuốc nào.


https://ultv.edu.vn/kham-pha-nhung-cay-thuoc-dong-y-dieu-tri-benh-dau-xuong-khop-d8800.html

[/tintuc]

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

NHẬN XÉT

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét