UY TÍN nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng CHẤT LƯỢNGđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm GIÁ HỢP LÝquyền lợi tối đa cho khách hàng
[tintuc]


Ích mẫu còn có tên: ích minh, cây sung úy, làm ngài, xác điến, cây chói đèn (dân tộc Tày), chạ linh lo (dân tộc Thái). Tên khoa học là Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae (họ Hoa Môi).


Cây mọc hoang ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới (ngày nay đã được trồng để đáp ứng nhu cầu). Cây ích mẫu là loại cỏ sống 1 - 2 năm, cao 0,6 - 1m; toàn cây thường gọi là ích mẫu thảo; quả gọi là sung úy tử. Thu hoạch cây vào lúc trời nắng, rửa sạch, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao, hoặc phơi khô để dùng dần.

Theo Đông y, ích mẫu vị cay đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới), tiêu thủy nên còn là thuốc có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, giảm đau, giúp dễ đẻ, thống kinh, bế kinh, phù nề cổ chướng…

Cây thuốc ích mẫu


Bài thuốc: “Ích hoàng bát trân tán”: Ích mẫu 30g; Kê huyết đằng 18g; Đẳng sâm 24g, Sinh địa, Phục linh đều 12g; Giá trùng, Bạch truật, Xích thược, Bồ hoàng (sao), Đương quy đều 9g; Xuyên khung 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Kê huyết đằng: Bổ huyết hoặc hành huyết, trị huyết hư, kinh nguyệt không đều, có thể thông kinh, hoạt lạc, là thuốc chủ yếu trị lưng đau, gối mỏi, gân xương tê dại, phong hàn thấp.

Đẳng sâm: Vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, sa tử cung, sa trực tràng, sa dạ dày ruột.

Sinh địa: Vị đắng, tính hàn - lương, quy kinh tâm, can, thận, tiểu tràng. Với công năng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch.Tác dụng để loại các tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng mê sảng, miệng khát, lưỡi đỏ tâm phiền, các chứng âm hư hỏa vượng, trào nhiệt.

Phục linh: Vị ngọt, nhạt, tính bình; vào 5 kính Tâm, Phế, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, bổ tỳ, định tâm, dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thủy thũng trướng man, tiết tả, phục thần định tâm, an thần chữa hồi hộp, mất ngủ.

Giá trùng (địa miết trùng, thổ miết trùng…, tên khoa học Eupolyphaga sinensis Walker): vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết…Bạch truật: Vị ngọt đắng, tính ôn; vào kinh tỳ và vị; có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn an thai; trị chứng tỳ vị khí hư, thủy thũng, đàm ẩm, khí hư tự hãn và an thai…

Xích thược: Vị chua đắng, tính hơi hàn. Vào kinh Can, Tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, tán ứ, chỉ thống. Chữa các chứng huyết nhiệt phát ban, huyết trệ kinh bế, thống kinh, thổ nục huyết, chấn thương tụ máu, ung nhọt sưng đau.

Bồ hoàng: Hoạt huyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ; trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc rong kinh sau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau.

Xuyên khung: Vị cay, tính ôn, có công năng hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau; dùng trị kinh nguyệt bế tắc, nhức đầu hoa mắt, cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), sốt cao, rét nhiều, mồ hôi không ra được, hoặc phong thấp, nhức mỏi cơ thể, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Đương quy: làm dịu tử cung co thắt, điều này sẽ giúp giảm những cơn đau bụng khi vào kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Các vị thuốc nói trện trong bài “Ích hoàng bát trân tán” có sự phối hợp của Ích mẫu dùng để điều trị vô sinh - hiếm muộn nữ do huyết hư uất trệ kiêm cả khí hư kinh nguyệt ra muộn không đúng kỳ (chậm kinh); triệu chứng: kỳ kinh đến muộn, hồi hộp, đoản hơi.


https://kinhtedothi.vn/bai-thuoc-dung-ich-mau-chua-vo-sinh-hiem-muon.html

[/tintuc]

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

NHẬN XÉT

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét