UY TÍN nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng CHẤT LƯỢNGđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm GIÁ HỢP LÝquyền lợi tối đa cho khách hàng
[tintuc]

Cây thồm lồm

Giới thiệu về dược liệu học
Thồm lồm là cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mianma, Inđônêxia. Thu hái toàn cây hay lá quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô dùng.

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THỒM LỒM Lá lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THỒM LỒM Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỒM LỒM Cả cây chứa rubin, rheum emodin, oxy-methylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THỒM LỒM Chữa mụn nhọt, lở loét, lở vành tai, chốc đầu, chốc mép, chàm, bệnh nhiễm liên cầu khuẩn ở da: Lá tươi giã nát đắp, hoặc vắt lấy nước bôi, nấu cao đặc bôi. Lá khô sắc uống chữa ung nhọt, lỵ. Lá tươi (20-30g) nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn. 

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THỒM LỒM Cây thồm lồm có tên khoa học là POLYGONUM CHINENSE L thuộc họ POLYGONACEAE 

6. MÔ TẢ CỦA CÂY THỒM LỒM Cây bụi nhỏ, cao gần 1m. Thân tròn nhẵn, phân cành nhiều. Lá mọc so le, có bẹ chìa. Phiến lá nguyên, hình trứng, đôi khi có vết màu đen hình chữ V ở mặt trên. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt mọc thành chùm xim ở đầu cành. Quả mọng, hình 3 cạnh, khi chín màu đen, ăn được. Hạt nhỏ. 
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THỒM LỒM Tháng 8-11. 

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THỒM LỒM Cây mọc hoang ở khắp nơi. Trên đây là một số thông tin về cây thồm lồm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thồm lồm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn. 

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)


Công dụng trị tiêu chảy
- Cây thồm lồm không còn xa lạ gì với chúng ta nhưng ít ai biết được nó còn có tác dụng kỳ diệu trong việc điều trị đau dạ dày.
- Cách chế biến thì vô cùng đơn giản, các bạn chỉ rửa sạch và đun uống thay nước uống hàng ngày.
- Thồm lồm rất lành nên các bạn có thể yên tâm khi sử dụng mà không lo tác dụng phụ của nó.

Nếu đang gặp phải một trong 4 dấu hiệu sau thì cần phải ĐIỀU TRỊ NGAY:
 Dấu hiệu 1: Đau vùng thượng vị.
 Dấu hiệu 2: Buồn nôn, khó chịu, cảm giác nôn nao.
 Dấu hiệu 3: Cảm giác chán ăn, ăn không tiêu, thân thể suy nhược.
 Dấu hiệu 4: Ợ chua, trướng bụng.



Lương Y - Võ Hoàng Yên hướng dẫn sắc nước uống trị đau bao tử

Trong sách:  Medicinal Plants of the Asia-Pacific: Drugs for the Future?
Có đoạn nói về cây này:


Có đoạn viết: Uses: In China, Polygonum chinense L. is used internally to stop dysentery, expel impurities and to assuage headache. The plant is applied externally to the abdomen to assuage stomachache.

Công dụng: Ở Trung Quốc, Polygonum chinense L. được sử dụng trong nội bộ để ngăn chặn bệnh lỵ, trục xuất các tạp chất và làm dịu cơn đau đầu. Ngoài ra cây Cây thồm lồm  được áp dụng bên ngoài để bụng để làm diu cơn đau bao tử.


Trị các bệnh về da liễu
Bài thuoofc dung dịch thồm lồm trong sách Nam y nghiệm phương



Bài thuốc Trung Quốc trong sách Clinical Manual of Chinese Herbal Patent Medicines, 3rd Edition
Thuốc FU KE AN trị tiêu chảy

Thuốc FU KE AN trị tiêu chảy


Tài liệu tham khảo
  1. Ismail, I.F., Golbabapour, S., Hassandarvish, P., et al., 2012. Gastroprotective activity of Polygonum chinense aqueous leaf extract on ethanol-induced hemorrhagic mucosal lesions in rats. Evid. Based Complement. Alternat. Med. 2012, 404012.
  2. Xiao, H.T., Tsang, S.W., Qin, H.Y., et al., 2013. A bioactivity-guided study on the anti-diarrheal activity of Polygonum chinense Linn. J. Ethnopharmacol. 149 (2), 499–505.
  3. Sách Medicinal Plants of the Asia-Pacific: Drugs for the Future?
  4. Clinical Manual of Chinese Herbal Patent Medicines, 3rd Edition


[/tintuc]

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

NHẬN XÉT

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét